Cách tính nhẩm phép chia nhanh nhất

Phép chia là phép tính khó nhất trong bốn phép tính cộng trừ nhân chia. Có khá nhiều học sinh cảm thấy khó khăn khi thực hiện các bài toán chia. Nguyên nhân chủ yếu bởi trẻ chưa biết cách nhẩm thương. Khi thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trở lên hoặc các phép chia có dư,  học sinh cần phải nhẩm thương. Đồng thời thử đi thử lại nhiêu lần để được kết quả chính xác nhất. Vì vậy việc nhẩm thương là một bước quan trọng khi tiến hành thực hiện phép chia. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số thủ thuật ước lượng thương trong cách tính nhẩm phép chia nhanh nhất.

Phương pháp chia nhẩm bằng cách làm tròn giảm

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp hàng đơn vị của số chia là 1, 2 hoặc 3. Ý nghĩa của việc làm tròn là bớt đi 1, 2 hoặc 3 đơn vị ở số chia. Để tiến hành phép chia bằng cách làm tròn giảm, ta đặt phép tính sau đó che bớt chữ số hàng đơn vị của số chia và số bị chia

Ví dụ để ước lượng thương 638 : 72 = ? ta làm như sau :

Che chữ số hàng đơn vị của số chia và số bị chia ta được phép tính 63 : 7 = 9. Vì vậy chúng ta sẽ ước lượng thương là 9. Sau đó tiến hành thử lại bằng cách lấy thương đã vừa mới ước lượng nhân với số chia rồi kiểm tra với số bị chia

Lấy 9 x 72 = 648 như vậy kết quả phép thử lớn hơn số bị chia nên ta phải giảm thương xuống. Ước lượng thương là 8, ta tiếp tục tiến hành phép thử lại: 8 x 72 = 576; 638 – 576 = 56 < 72. Do đó 638 : 72 = 8 (dư 56)

Phương pháp chia nhẩm bằng cách làm tròn tăng

Phương pháp làm tròn tăng áp dụng với phép chia có số chia tận cùng là 7, 8 hoặc 9. Là tròn tăng tức là ta thêm 3, 2 hoặc 1 đơn vị vào số chia. Để dễ dàng hơn khi thực hiện, chúng ta sẽ che chữ số hàng đơn vị và thêm 1 vào chữ số liền trước.

Ví dụ ước lượng 86 : 17 = ? Đầu tiên ta thấy hàng đơn vị của số chia là 7 gần với 10 nên che bớt chữ số 7 và thêm 1 vào số hàng chục trở thành 2. Đối với số bị chia 86 ta vẫn làm tròn giảm thành 80 bằng cách che bớt chữ số 6 ở hàng đơn vị.

Lúc này ta phép tính trở thành 80 : 20 = 4. Sau đó ta thử lại bằng cách lấy 4 x 17 = 68 và 86 – 68 = 18. Vì số dư 18 lớn hơn số chia có nghĩa là thương ước lượng bị thiếu. Nên ta phải tăng thương đã ước lượng lên thành 5 rồi thử lại: 5 x 17 = 85; 86 – 85 = 1;

Vậy kết quả của phép tính 86 : 17 = 5 (dư 1)

Đọc thêm bài viết: Trung tâm dạy toán Soroban tại Hà Nội

Đối với các bé lớp một bắt đầu bước vào kì II nói riêng và các bé tiểu học nói chung thì bút mực là thứ không thể thiếu trong các vật dụng đi học của mỗi bé. Nhưng hiện nay có rất nhiều các mã bút tràn lan trên thị trường khiến phụ huynh băn khoăn không biết mua hàng ở đâu để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Hiểu được nỗi lo của các bậc phụ huynh, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh chính hãng: 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 , chúng tôi cam đoan và đảm bảo chất lượng tới mỗi khách hàng đều là hàng chính hãng với chất lượng tốt nhất.

Phương pháp chia nhẩm bằng cách làm tròn cả tăng lẫn giảm

Trường hợp nếu số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6 để ước lượng thươn, ta sẽ làm tròn cả tăng lẫn giảm. Sau đó thử lại phép tính trong khoảng hai thương ước lượng này.

Ví dụ: Để thực hiện phép chia 245 : 46 = ? ta làm như sau

Làm tròn giảm số chia 46 được 4 (che chữ số 6). Còn nếu làm tròn tăng 46 được 50 (che chữ số 6 và tăng 4 lên thành 5)

Làm tròn giảm số bị chia 245 ta được 24 (che chữ số 5)

Ta có:  24 : 4 được 6 và 24 : 5 được 4 . Vì 4 < 5 < 6 nên ta chọn thử lại với số 5 như sau:

5 x 46 = 230 ; 245 – 233 = 15 < 46. Vậy kết quả của phép chia 245 : 46 = 5 (dư 15)

Với các mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp các bé có thể thực hiện phép chia một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn. Các bí quyết ước lượng thương sẽ giúp tiết kiệm thời gian vì không phải thử đi thử lại nhiều kết quả. Hãy cùng luyện tập cách tính nhẩm phép chia nhanh nhất với con hằng ngày để bé có thể tính toán nhuần nhuyễn hơn.

Rate this post

Để lại Lời nhắn