Hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh cách hướng dẫn con đánh vần ở nhà. Đánh vần tuy không khó nhưng là một bước ngoặt giúp trẻ bắt đầu tập đọc. Đặc biệt chúng tôi sẽ lưu ý nhiều hơn đến cách học 29 chữ cái ghép vần.
Hướng dẫn học 29 chữ cái ghép vần cho bé lớp 1
Đầu tiên phải tập cho bé học thuộc 29 chữ cái. Phụ huynh lưu ý ban đầu nên cho bé học các chữ cái đơn trước. Bởi vì những chữ ghép sẽ khá phức tạp với các bạn nhỏ. Khi đã thành thạo chữ cái đơn, thì việc học chữ ghép hay ghép vần cũng đơn giản hơn.
Để học thuộc thì hàng ngày các mẹ nên cho con mình học lại chữ cái. Khi đó sẽ hình thành thói quen ghi nhớ tự nhiên. Sau đó bạn có thể chỉ bất kì một chữ cái để xem con mình đã ghi nhớ hoàn toàn chưa. Đây cũng là một phương pháp luyện trí nhớ rất hay cho các bạn nhỏ.
Chữ cái ghép vần các em sẽ được học ngay sau khi thành thạo 29 chữ cái Tiếng Việt. Hãy nói cho con hiểu về định nghĩa. Âm ghép với âm tạo thành tiếng. Ví dụ âm “bờ” (B) ghép với âm “a” tạo thành tiếng mới là “ba”. Sau đó tiếng ghép thêm với các dấu thanh sẽ tạo thành tiếng mới. Chẳng hạn: bờ a ba huyền bà, bờ a ba ngã bã. Mới đầu các bạn đọc sẽ rất chậm nhưng không sao. Quan trọng là các em đã thuộc bảng chữ cái thì việc ghép vần rất dễ dàng. Dần dần các bạn ấy sẽ đọc được nhanh hơn, thành thạo hơn.
Phân tích 29 chữ cái ghép vần cho phụ huynh
Phụ huynh khi dạy con nên tự phân chia trong đầu những nhóm sau để việc dạy được dễ hơn. Đó là những chữ cái được ghép với nhau thành một vần khác để tạo ra những từ mới. Trong 29 chữ cái ghép vần của bảng chữ cái Tiếng Việt gồm có:
– 10 nguyên âm: Là những chữ cái đọc lên tự nó có thanh âm: a, e, i, o, u, y, và các biến thể ê, ô, ơ, ư. Tên chữ và âm chữ đọc giống nhau.
– 2 nguyên âm: ă, â hai chữ này không đứng riêng một mình được, mà phải ghép với các phụ âm c, m, n, p, t.
– Vần ghép từ nguyên âm: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, oai, oay, oay, uôi, ươi, ươu, uya, uyu…
– Vần ghép từ một hay hai nguyên âm hợp với một hay hai phụ âm. Cụ thể: ac, ăc, âc, am, ăm, âm, an, ăn, ân, ap, ăp, âp, at, ăp, ât, em, êm, en, ên, ep, êp, at, êt,.., inh, iêng, uông,…
– Phụ âm là những chữ tự nó không có âm, ghép vào nguyên âm mới có âm được.
– 15 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, r, e, t, v, x.
– 2 phụ âm không đứng một mình được: p và q.
– 11 phụ âm ghép: ch, gh, kh, ngh, nh, ph, qu, th, tr (phần này cho các bạn nhỏ học sau để đỡ nhầm lẫn).
Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh, mực Pelikan Đức và Pilot Nhật chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Tham khảo thêm bài viết: Dạy bé đánh vần hiệu quả cần chuẩn bị những gì?
Ghép vần thành những từ có ý nghĩa giúp các em đọc tiếng Việt tốt hơn
- Phát âm thứ tự từng mẫu tự + Nguyên âm + Mẫu tự – nguyên âm + dấu ( nếu có) + chữ ghép vần.
Ví dụ:
– Mẹ: mờ – e – me – nặng – mẹ.
– Ba: bờ – a – ba
- Phát âm phụ âm ghép + Vần + Phụ âm ghép – vần + Dấu (nếu có) + Chữ ghép vần
Ví dụ:
Trường: trờ – ương – trương – huyền – trường.
Bạn: bờ – an – ban – nặng – bạn.
Nếu khó khăn trong việc hướng dẫn các em, mời các bạn phụ huynh để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài. Chúc các bé nhanh tiến bộ trong việc tập đọc.
Không Có Câu Trả Lời