Tính nhanh là một trong những phương pháp giải toán khá phổ biến ở cấp Tiểu học. Các phương pháp tính nhanh giúp giải đề toán một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp tổng hợp lại các dạng tính toán nhanh ở tiểu học thường gặp.
Đối với các bé lớp một bắt đầu bước vào kì II nói riêng và các bé tiểu học nói chung thì bút mực là thứ không thể thiếu trong các vật dụng đi học của mỗi bé. Nhưng hiện nay có rất nhiều các mã bút tràn lan trên thị trường khiến phụ huynh băn khoăn không biết mua hàng ở đâu để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Hiểu được nỗi lo của các bậc phụ huynh, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh chính hãng: 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 , chúng tôi cam đoan và đảm bảo chất lượng tới mỗi khách hàng đều là hàng chính hãng với chất lượng tốt nhất.
Dạng 1: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi: A + B = B + A;
Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba: (A + B) + C = A + (B + C)
Hai phương pháp này giúp ta có thể đổi chỗ hoặc nhóm các số hạng lại với nhau . Chúng giúp cho việc tính toán dễ dàng hơn bằng cách tạo ra các giá trị chẵn chục, chẵn trắm, chẵn nghìn.
Dạng 2: Vận dụng quy tắc Nhân phân phối một số với tổng hoặc một hiệu
Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. A×(B+C)=A×B+A×C
Ta có thể áp dụng tính chất phân phối của phép nhân khi làm phép tính nhân một số với một hiệu A×(B-C)=A×B-A×C
Với những biểu thức chưa có thừa số chung,chúng ta cần gợi ý để học sinh tìm ra thừa số chung bằng cách phân tích một số ra một tích hoặc từ một tích thành một số….
Dạng 3: Thêm bớt vào các số hạng hoặc thừa số
A + B = (A + M) + (B – M)
A x B = (A x M) + (B : M)
Dạng 4: Thêm hoặc bớt cùng một giá trị vào một hiệu hoặc một thương
A – B = (A – M) – (B – M)
A : B = (A : M) : (B : M)
Dạng 5: Vận dụng tính chất khi nhân hoặc chia số 0 với một số
Kết quả của một tích gồm số 0 với một số bất kỳ thì kết quả của tích đó luôn luôn bằng 0
Thương của số 0 chia cho một số bất kỳ bao giờ cũng bằng 0
Lưu ý không có phép chia cho số 0.
Đọc thêm bài viết: Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh cho học sinh lớp 1
Dạng 6: Quy tắc nhân nhẩm với 11
- 2 chữ số nhân với 11: AB x 11 = A | A + B | B
- 3 chữ số nhân với 11: ABC x 11 = A | A +B | B+C | C
- 4 chữ số nhân với 11: ABCD x 11 = A| A+B | B+C | C+D | D
Chú ý rằng, trong trường hợp khi ta tính tổng 2 chữ số, ví dụ như A + B, B + C, …. Nếu tổng > 10, khi này, ta sẽ chỉ viết hàng đơn vị và ghi nhớ hàng chục cho số phía bên tay trái. (Khi thực hiện phép tính, ta thực hiện từ phải qua trái)
Dạng 7: Nhân nhẩm với 101, 1001, 10001
AB x 101 = ABAB
ABC x 1001 = ABCABC…
Để luyện tập cách tính nhanh hiệu quả cần đọc kỹ đề bài trước khi làm. Cách quan sát và nhận biết đặc điểm của từng dạng đề. Không nên vội vàng làm ngay khi chưa nhận biết được dạng đề. Học thuộc các quy tắc tính nhanh là một điều cần thiết giúp đưa ra phương pháp giải đề toán nhanh chóng. Ngoài ra đây cũng là quá trình luyện tập lâu dài, cần có thời gian để vận dụng nhuần nhuyễn. Chúc quý phụ huynh thành công trong việc hướng dẫn các dạng tính toán nhanh ở tiểu học cho con em của mình