Cách viết nét khuyết dưới cách điệu là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Nguyên do là bởi so với nhiều nét cơ bản khác thì việc viết nét khuyết có phần khó hơn. Nhất là đối với các bé mới tập viết vì yêu cầu đường cong, độ cao nhiều. Vậy thì để cải thiện tình trạng này, mời cha mẹ và các bé hãy theo dõi bài viết này. Để có thể cùng butmay.vn tìm hiểu cách viết nét khuyết dưới nhé!
Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh, mực Pelikan Đức và Pilot Nhật chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Cách viết nét khuyết dưới cách điệu là gì?
Trước tiên, để tìm hiểu về nét khuyết dưới cách điệu thì cần làm quen với nét khuyết dưới. Nét khuyết dưới có thể hiểu đơn giản là một trong những nét cơ bản tạo nên chữ viết. Ngoài nét khuyết dưới thì còn có nét xiên, nét móc, nét ngang, nét thắt, nét xoắn,… Và đối lập với nét khuyết dưới thì còn có nét khuyết trên.
Theo đánh giá của nhiều người thì nhóm nét khuyết là khó viết đẹp nhất. Bởi chúng đòi hỏi kỹ thuật cao, sự chắc chắn trong từng nét sẽ tạo ra nét thanh nét đậm. Còn nếu viết không đúng kỹ thuật, tay run hay cứng,… sẽ dẫn đến chữ xấu. Hoặc mất cân đối, mất đi độ thanh đậm theo đúng yêu cầu. Vậy nên, việc áp dụng chuẩn kỹ thuật là điều không thể bỏ qua.
Cách viết nét khuyết dưới cách điệu
So với việc viết nét cong ngay từ bắt đầu, bạn cũng có thể dạy bé cách viết 4 nét thẳng. Từ đó tạo thành đường uốn mềm mại là thành công. Vậy thì để bắt tay vào viết, Các bé cần nắm rõ kỹ thuật viết như sau:
- Bước 1: Bắt tay vào viết nét đầu tiên, bé cần đặt bút tại chính đường giao. Giữa đường kẻ 1 và đường kẻ dọc. Sau đó kéo nét thẳng qua đường kẻ đậm xuống dưới khoảng 1,25 ô li.
- Bước 2: Bắt đầu nét thứ 2 thì bé từ điểm dừng nét 1. Tiếp tục kéo 1 đường thẳng thứ 2 sang trái. Và độ rộng lúc này sẽ là ¼ ô li, độ cao ¼ ô li.
- Bước 3: Ở nét viết thứ 3, bé bắt đầu đưa bút từ điểm dừng nét 2. Kéo thẳng một nét lên hướng trái có độ rộng ¼ ô li và độ cao ¼ ô li.
- Bước 4: Từ điểm dừng của nét 3, tiếp tục viết một nét thẳng cắt với nét xổ. Cắt sao cho đúng ở đường kẻ đậm đến vị trí dừng bút là được.
Như vậy là khi hoàn thành xong 4 bước trên, các bé chỉ cần nối dần các đường cong. Theo đúng mẫu chữ là hoàn thành được nét khuyết dưới.
Các lưu ý khi luyện viết
- Khi bắt đầu với nét cách điệu, bé cộng thêm hậu tố (đường nét uốn lượn) là được.
- Cân đối độ rộng, chiều cao của phần hậu tố sao cho vừa vặn với nét khuyết chính.
- Có thể áp dụng nét khuyết dưới cách điệu với các chữ cái như: g, y, G hoa, Y hoa.
Bài viết này của butmay.vn để hướng dẫn kĩ cách viết nét khuyết dưới sáng tạo. Hy vọng thông qua đây, phụ huynh và các bé đã có được kinh nghiệm là viết tốt nhất. Chúc các bé sẽ viết được nét khuyết dưới đẹp như ý nhé!