Cách viết chữ liền nét không rời rạc, đứt đoạn – Kinh nghiệm hay

Một trong những tiêu chí đánh giá chữ đẹp chính là sự liền lạc, liên tiếp của chữ. Cách viết chữ liền nét không khó, nhưng với trẻ mới tập viết thì cần luyện tập nhiều. Dưới đây là 3 trường hợp cần viết nét liền nối nhau và cách thực hiện để bé tham khảo.

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Nét móc/nét cong nối với nét hất

Trường hợp này thường xảy ra khi ghép vần hoặc các chữ đơn giản. Ví dụ như an, im, ai, tư… Khi nối nét móc của chữ trước với nét hất của chữ sau, cần chú ý khoảng cách giữa 2 chữ. Không để chữ cách nhau quá xa hoặc quá gần. Khoảng cách nên hợp lý để tạo tính thẩm mỹ.

Với trường hợp nối nét cong với nét móc của 2 chữ cái liền nhau cũng xử lý như vậy. Một số chữ cái khi ghép với nhau sẽ rơi vào trường hợp này là em, ơn, cư…

Nét móc/nét khuyết nối với nét cong

Đây là một trong những trường hợp nối chữ khá khó, không phải bé nào cũng viết được đep mắt. Trường hợp này xảy ra khi nối các chữ như a với c, h với o, g với a… Để viết hoàn thiện các “mối nối” này, bé cần thành thạo kỹ năng lia bút. Đồng thời phải ước lượng khoảng cách giữa các chữ đều nhau để chữ viết đạt yêu cầu. 

Bên cạnh đó, giáo viên nên hướng dẫn bé xác định đúng điểm dừng bút của chữ cái đầu. Từ đó mới tiếp tục lia bút nhẹ nhàng sang chữ cái tiếp theo để liền mạch hơn. Cuối cùng nối thành công 2 chữ cái thành một khối thống nhất. Đồng thời lưu ý, phần cuối nét móc chữ cái đầu phải hơi rộng ra một chút để viết tiếp chữ sau. Tránh trường hợp 2 chữ cái nằm quá xa nhau mất thẩm mỹ.

Nét cong nối với nét cong

Đây chắc chắn là những trường hợp “khó nuốt” nhất đối với các bé, nhất là bé vừa tập viết. Không chỉ đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp như rê bút, lia bút mà nét bút còn phải linh hoạt. Bé sẽ bắt gặp kiểu nối chữ này trong các trường hợp: oe, oa, eo, xo…Vì tương đối khó nên dù được quan sát từ lớp 1, phải đến lớp 3 bé mới thành thạo.

Đầu tiên trẻ cần rê bút từ điểm cuối của chữ đầu tiên. Tiếp tục kéo liền mạch cho đến điểm bắt đầu của chữ tiếp theo. Rê bút và lia bút là 2 trong những kỹ thuật viết được sử dụng nhiều nhất khi viết chữ. Đặc biệt, với các bé thường xuyên luyện chữ đẹp thì càng cần phải nắm rõ. Nét rê bút phải thanh mảnh, thẳng, không bị méo lệch, không run tay… thì mới đạt yêu cầu. Còn khi lia bút cần xác định đúng vị trí đặt bút để chữ viết đảm bảo đều và đẹp.

Trên đây là cách viết chữ liền nét và một số trường hợp cần viết liền phổ biến nhất. Viết từng chữ cái rất dễ. Cái khó ở đây là nối chúng lại một cách tự nhiên, đẹp mắt. Hoàn thiện những “mối nối” một cách tinh tế sẽ giúp bé cải thiện chữ viết tốt hơn. Hãy ghi nhớ cách xử lý từng tình huống trên đây và tự tin thể hiện khả năng viết nhé.

Rate this post

Để lại Lời nhắn