Các dạng toán tính nhanh lớp 5 thường gặp trẻ nên áp dụng ngay

Tính nhanh là một trong những dạng bài toán phổ biến trong chương trình tiểu học. Vận dụng các quy tắc và tính chất đặc trưng của các phép tính. Việc này giúp giải bài toán một cách thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng. Có khá nhiều dạng toán tính nhanh, đặc biệt là ở chương trình cuối cấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp thống kê các dạng toán tính nhanh lớp 5 thường gặp.

Dạng 1: Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép trừ

Đây là cách nhóm các số trong biểu thức thành các tổng hoặc hiệu là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn… rồi cộng hoặc trừ các kết quả.

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi: A + B = B + A;

Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba: (A + B) + C = A + (B + C)

Hai phương pháp này giúp ta có thể đổi chỗ hoặc nhóm các số hạng lại với nhau . Chúng giúp cho việc tính toán dễ dàng hơn. Bằng cách tạo ra các giá trị chẵn chục, chẵn trăm, chẵn nghìn…

Dạng 2: Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân và phép chia

Đây là dạng toán khi biểu thức có thừa số chung. Bao gồm một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số…

Trường hợp nếu chưa có thừa số chung cần tìm cách phân tích một số ra thành một tích hoặc ngược lại.

Quy tắc nhân với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c và ngược lại a x b + a x c = a x (b + c)

 Quy tắc nhân với một hiệu: a x (b – c) = a x b – a x c và ngược lại a x b – a x c = a x (b – c)

Quy tắc chia một tổng cho một số:  (a + b + c) : d = a : d + b : d + c : d và ngược lại a: d + b : d + c: d = (a + b + c) : d 

Dạng 3: Vận dụng tính chất đặc biệt của các phép tính

Khi tính nhanh giá trị biểu thức dạng này, cần phải quan sát biểu thức. Mục đích là để nhận biết được biểu thức đó có phép tính nào có kết quả đặc biệt hay không. Ví dụ như cho kết quả bằng 0, bằng 1,… Từ đó thực hiện theo cách thuận tiện nhất.

Bất kì số nào nhân với 0 cũng bằng 0

0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0

Bất kỳ số nào nhân hay chia với 1 cũng bằng chính nó

Đọc thêm bài viết – Tài liệu học toán tư duy

Đối với các bé lớp một bắt đầu bước vào kì II nói riêng và các bé tiểu học nói chung thì bút mực là thứ không thể thiếu trong các vật dụng đi học của mỗi bé. Nhưng hiện nay có rất nhiều các mã bút tràn lan trên thị trường khiến phụ huynh băn khoăn không biết mua hàng ở đâu để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Hiểu được nỗi lo của các bậc phụ huynh, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh chính hãng: 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 , chúng tôi cam đoan và đảm bảo chất lượng tới mỗi khách hàng đều là hàng chính hãng với chất lượng tốt nhất.

Dạng 4: Vận dụng một số kiến thức về dãy số để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất

Trong một dãy số cách đều, số các số hạng = (Số hạng cuối – số hạng đầu) : khoảng cách + 1

Sau đó ta tính số cặp có thể tạo được từ số các số hạng đó. Bằng cách lấy số các số hạng chia 2

Nhóm các số hạng thành từng cặp. Thông thường nhóm số hạng đầu tiên với số cuối cùng của dãy số. Cứ lần lượt làm như vậy đến hết.  Vì các giá trị của từng cặp là bằng nhau nên ta chỉ cần tính giá trị của một cặp. Sau đó tính tổng của dãy số bằng cách lấy số cặp nhân với giá trị của một cặp

Lưu ý trường hợp khi chia số cặp còn dư 1, ta cũng làm tương tự. Nhưng có một số không ghép cặp. Khi đó ta nên chọn số không ghép cặp đó cho phù hợp. Thông thường ta nên chọn số đứng đầu tiên của dãy hoặc số đứng cuối cùng của dãy.

Trên đây là các dạng toán tính nhanh lớp 5 phổ biến. Để giải toán tính nhanh điều quan trọng là sự nhận biết các điểm đặc biệt của biểu thức. Từ đó vận dụng hiệu quả để giải bài toán. Hy vọng bài viết sẽ giúp các em học sinh luyện tập một cách có hệ thống và hiệu quả hơn.

Rate this post

Để lại Lời nhắn