Cấu tạo của các chữ cái tiếng Việt gồm các nét nào và cách viết ra sao

29 chữ cái tuy có cách viết khác nhau nhưng lại được tạo thành từ các nét giống nhau. Nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu về cấu tạo của các chữ cái tiếng Việt. Vì thế gây khó khăn trong quá trình rèn chữ cho bé tại nhà. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để dạy con tập viết hiệu quả hơn nhé.

Các nét cơ bản trong tiếng Việt

– Nét thẳng: là nét cơ bản đầu tiên mà trẻ được học, Nét này cực kỳ dễ viết, chỉ cần sổ 1 đường thật thẳng và đều là được. Nét thẳng gồm 3 dạng là thẳng dọc, thẳng ngang và thẳng xiên.

– Nét cong: lỗi sai phổ biến khi viết nét này là đưa bút không liền mạch. Khi nét chữ bị đứt quãng hoặc không cong đều, chữ viết sẽ rất xấu. Nét này cần phải luyện tập nhiều để cơ tay mềm dẻo, nét chữ uốn lượn. Những ngày đầu tập viết mẹ có thể chấm sẵn nét để bé tô theo.

– Nét khuyết: nét khuyết là nét khó viết nhất trong các nhóm nét cấu tạo chữ. Để viết nét này, bé cần xác định đúng vị trí dừng bút và rê bút đúng kỹ thuật.

Ngoài ra còn có nét móc và nét hất. Trong đó nét móc có dạng như móc câu, gồm nét móc xuôi và móc ngược. Còn nét hất thường là nét kết thúc mỗi chữ cái. Đặc biệt nét hất chỉ gặp ở chữ thường, chữ hoa, chữ sáng tạo. Còn chữ in hoa không có nét hất

Tham khảo thêm bài viết: Bảng chữ cái viết hoa cách điệu

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Cách sắp xếp nhóm chữ để dạy trẻ nhanh hơn

Bên cạnh các nét cấu tạo chữ, một số chữ cái còn có thêm các nét dấu phụ như sau:

– Dấu mũ (nét gãy): gặp ở các chữ â, ê, ô. Nét này được tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn trải và phải liền nhau, tạo thành dấu mũ.

– Dấu á: gặp ở chữ ă. Bao gồm nét cong dưới nhỏ.

– Dấu râu: gặp ở các chữ cái ơ, ư.

– Dấu chấm: gặp trên đầu chữ cái i. Dấu này giống như dấu chấm câu.

Một số chữ cái viết thường, ở giữa hoặc cuối nét cơ bản sẽ có thêm vòng xoắn. Thường gặp ở các chữ cái k, b, v, r, s. Nét này còn có tên là nét xoắn, nét thắt.

Để trẻ dễ nhớ mặt chữ hơn, mẹ nên xếp các chữ cái có cấu tạo, cách viết giống nhau theo nhóm. Việc này giúp bé dễ dàng nhận ra những chữ cái hơn. Dưới đây là bảng sắp xếp chữ cái theo thứ tự từ dễ đến khó, theo cấu tạo nét chữ.

– Nhóm chữ 1: bao gồm những chữ có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.

– Nhóm chữ 2: nhóm chữ cái này bao gồm những chữ cái có nét cơ bản là nét cong. Bên cạnh đó còn kết hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.

– Nhóm chữ 3: là các chữ cái có nét cơ bản là nét móc. Bao gồm: i, t, u, ư, p, n , m.

– Nhóm chữ 4: gồm chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết. Bao gồm: l, h, k, b, y.

– Nhóm chữ 5: nhóm chữ cái có nét phối hợp là nét thắt. Bao gồm: s,r, v.

Trên đây là cấu tạo của các chữ cái tiếng Việt. Ngoài rèn chữ trên lớp, mẹ nên dạy bé theo phương pháp phân tích nhóm chữ. Như vậy bé sẽ nhớ mặt chữ nhanh hơn, dễ dàng theo kịp tiến độ giảng bài của thầy cô.

Rate this post

Để lại Lời nhắn