Bảng chữ cái chính là bước cơ bản đầu tiên để bé tiếp cận môn Tiếng Việt. Nhiều phương pháp dạy chữ cái thường bắt đầu với chữ in hoa. Tuy nhiên chữ in hoa chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các văn bản thông thường khoảng 5%. Chính vì điều này mà một số chuyên gia đưa ra lời khuyên về việc nên cho bé học chữ bắt đầu từ mẫu chữ thường. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách giúp bé dễ dàng làm quen mẫu chữ in thường lớp 1.
Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh, mực Pelikan Đức và Pilot Nhật chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất. Fanpage Facebook: Bút mài thầy Ánh.
Phân biệt mẫu chữ in hoa và mẫu chữ in thường lớp 1
Bảng chữ cái Tiếng Việt gồm 29 chữ cái bao gồm các nguyên âm và phụ âm. Mỗi chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt đều có hai cách viết: chữ in hoa và chữ in thường. Hai kiểu chữ này có cách viết khác nhau. Chữ in hoa có kích thước lớn hơn, số nét nhiều và phức tạp hơn. Trong khi đó chữ in thường có kích thước nhỏ và đơn giản hơn khi viết. Tuy nhiên về cách phát âm của chữ in hoa và chữ in thường là hoàn toàn giống nhau.
Chữ in hoa được dùng để viết chữ cái đầu câu, sau dấu chấm công, dùng để viết tên riêng… Chữ in thường là một phần còn lại không thể thiếu của văn bản. Mẫu chữ thường được sử dụng nhiều hơn nhờ đặc điểm kích thước nhỏ giúp tiết kiệm giấy. Ngoài ra mẫu chữ in thường với các nét đơn giản hơn nên được cho là dễ viết hơn và tiết kiệm thời gian.
Bí quyết dạy trẻ mẫu chữ in thường lớp 1
Ở độ tuổi trước lớp 1, bé có khả năng tiếp thu rất nhanh nhưng lại mau quên. Vì vậy ba mẹ cần thường xuyên dạy trẻ hàng ngày để bé không bị quên mặt chữ. Hãy cho bé tiếp cận bảng chữ cái càng sớm càng tốt. Khi bé đã ngoài 2 tuổi, bé đã có thể nói nhiều câu đơn. Đây là thời điểm vàng để cha mẹ bắt đầu cho bé làm quen với bảng chữ cái.
Khi dạy bé làm quen với chữ cái không nhất thiết phải theo trình tự của bảng chữ cái. Bạn nên bắt đầu từ chữ cái nguyên âm dễ đọc sẽ giúp bé phân biệt âm rõ ràng hơn. Bạn có thể nhóm các chữ tương tự nhau để dạy bé các phân biệt như: a – ă – â, d – đ, e – ê, o – ô – ơ, u – ư, m – n, i – y…
Để giúp bé nhận biết chữ một cách trực quan và dễ nhớ hơn, bạn có thể sử dụng flashcard hoặc poster chữ cái. Mỗi chữ cái sẽ kèm theo một hình ảnh con vật hoặc đồ vật mà tên gọi có chứa chữ cái sẽ giúp bé dễ thuộc. Ví dụ: a – cái ca, ô – ô tô, e – con ve…
Sử dụng phương pháp học linh hoạt vừa vui chơi vừa tiếp thu kiến thức
Hãy kết hợp vừa học vừa chơi sẽ mang lại hiệu quả hơn trong việc dạy bé. Không nên dạy bé học một cách gò bó hoặc bắt buột bé phải thuộc làu làu từng chữ. Có thể một số bé chưa phát âm rõ một số chữ khó như r, g, v, s… Nếu con bạn gặp khó khăn thì phát âm một vài chữ khó. Bạn đừng nôn nóng hoặc la mắng bé. Qua thời gian dài luyện tập, dần dần bé sẽ nhớ mặt chữ và phát âm của những chữ này. Vì vậy hãy cố gắng phát âm thật rõ khi dạy bé.
Bạn cũng cần phải tham khảo cách phát âm cũng như bảng chữ viết mẫu theo chương trình cải cách. Điều này sẽ giúp bạn cập nhật những điểm đổi mới trong chương trình dạy. Như vậy những gì bạn dạy bé sẽ tương đồng với những gì bé học ở trường sau này. Bạn có thể vừa dạy mẫu chữ thường vừa chữ hoa để giúp bé phân biệt dễ dàng.
Trên đây là một số bí quyết để ba mẹ tham khảo để có thể giúp bé dễ dàng làm quen với mẫu chữ in thường lớp 1. Các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học bảng chữ cái Tiếng Việt. Từ đó ba mẹ hãy giúp trẻ có những bước chuẩn bị cần thiết trước khi vào lớp 1.
Không Có Câu Trả Lời